YTB.sh
  • Trang chủ
  • Kiến thức forex
    • MetaTrader 4
    • Thông tin
    • Lớp học Price Action
    • Lớp học Ichimoku
    • Lớp học Giao dịch theo xu hướng
  • Kiến Thức Bo
    • IQ Option
  • Kinh nghiệm
  • Brokers
  • Liên hệ
YTB.sh
  • Trang chủ
  • Kiến thức forex
    • MetaTrader 4
    • Thông tin
    • Lớp học Price Action
    • Lớp học Ichimoku
    • Lớp học Giao dịch theo xu hướng
  • Kiến Thức Bo
    • IQ Option
  • Kinh nghiệm
  • Brokers
  • Liên hệ
Kiến thức forex

Pivot Point Là Gì? Cách Tính Pivot Point

bởi admin 10/03/2020
10/03/2020

Một khái niệm dùng để chỉ sự đảo chiều của thị trường, tại sao thị trường lại đảo chiều, đó là khi xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm có dấu hiệu chững lại, có sự đảo chiều từ xu hướng giảm qua xu hướng tăng, đó được gọi là điểm đảo chiều, và trong thuật ngữ của trader người ta sẽ gọi là Pivot Point.

Khái niệm

Với nhiều trader, việc sử dụng Pivot Point, tức là điểm xoay của thị trường để giúp nhận diện những mức hỗ trợ và kháng cự. Bởi vì theo suy nghĩ ở các nhà giao dịch thì Pivot Point là các mức hỗ trợ và kháng cự của nó là những vùng mà giá có thể đảo chiều tại đấy, tức giá sẽ có dấu hiệu quay đầu khi đạt đến vùng giá của các ngưỡng hỗ trợ kháng cự này.

Và có thật là Pivot Point có thực sự hiệu quả để hấp dẫn các nhà đầu tư đến như vậy?

Bởi vì cực kỳ đơn giản vì nó là cách sử dụng và hình thức khác nhau, rất khác biệt. Nó không giống như các công cụ chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, Stochastic hay MACD,… vì Pivot Point là một mức hỗ trợ kháng cự được cố định, không biến động con số theo giá và không như các công cụ khác như RSI, Stoch hay MACD,…các công cụ này thường xuyên biến động theo giá đang chạy.

Chính vì thế chúng ta có thể xem nó đơn giản như các mức Fibonacci hỗ trợ và kháng cự của fibonacci mà nhiều nhà giao dịch thường xuyên sử dụng.

Tuy nhiên có một sự khác biệt giữa Pivot Point và Fibonacci đó chính là Fibonacci sẽ phải đo đạc bằng cách dùng những đỉnh và đáy khác nhau trong những điều kiện thị trường khác nhau, còn đối với Pivot Point, công thức tính toán là như nhau trong mọi trường hợp, thật tuyệt vời đúng không nào, trong mọi trường hợp chúng đều như nhau, chỉ cùng một mức giá và cố định tại chỗ.

>>> Có thể bạn chưa biết: Các Cặp Tiền Tệ Chính Trong Thị Trường Forex

Tại sao Pivot Point được nhiều trader sử dụng?

Rất nhiều trader sử dụng Pivot để giao dịch, nên thiết nghĩ đó là điều cần thiết cho các nhà giao dịch. Đặc biệt đối với Pivot Point cực kỳ có ích đối với những người giao dịch ngắn hạn, lướt sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá, hoặc những nhà giao dịch trung hạn cũng có thể làm được điều đó. Bởi vì với những mức hỗ trợ và kháng cự, người giao dịch sử dụng Pivot Point để tìm những đợt bật lại hoặc phá vỡ các vùng Pivot Point này, việc này rất được nhiều người sử dụng.

Đối với những nhà giao dịch thích giao dịch theo kiểu ngược xu hướng, họ sẽ dùng Pivot Point để tìm vùng đảo chiều. Họ thấy ở Pivot Point những vùng mà họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Ví dụ bán xuống khi giá chạm kháng cự, mua vào khi giá chạm hỗ trợ.

Đối với những nhà giao dịch theo trường phái phá vỡ, họ sẽ xem Pivot Point là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá đi mạnh, tức là họ sẽ chờ giá phá vỡ các ngưỡng hộ trợ và kháng cự đó, và sau đó giao dịch theo hướng phá vỡ đó.

Như ví dụ bên dưới là một biểu đồ của cặp EURUSD, các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang được đặt trên biểu đồ. Nó được đánh dấu rõ ràng về các mức hỗ trợ và kháng cự của nó.

Với các đường như sau:

  • Đường màu xanh là đường Pivot Point
  • Đường màu đỏ là hỗ trợ, có 3 mức hỗ trợ: Support 1 – hỗ trợ 1, tương tự cho hỗ trợ 2 và hỗ trợ 3
  • Đường màu xanh trên là đường kháng cự, cũng có 3 mức kháng cự: Resistance 1 – kháng cự 1, tương tự cho kháng cự 2 và kháng cự 3

Cách tính Pivot như thế nào

Đối với cách tính Pivot Point cũng như những mức hỗ trợ, kháng cự của nó được tính toán bằng các giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của phiên giao dịch trước. Hay nói cách khác là nó tính toán dựa trên các mức giá High, Low và Close của thị trường. Ở thị trường forex càng đặc biệt hơn khi chúng chạy là liên tục 24h mỗi ngày.

Về lý thuyết, công thức tính Pivot Point như sau:

Pivot Point  = (Giá cao nhất của phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước) / 3.

Hay PP = (High + Low + Close) / 3.

Bên cạnh đó các mức hỗ trợ và kháng cự được tính toán như sau:

Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên, tức Support 1 và Resistance 1:

Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước.

Tức Resistance 1 = 2 x PP – Low.

Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước.

Tức Support 1 =  2 x PP – High.

Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:

Kháng cự 2 (R2) = PP + (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)

Tức R2 = PP + (High – Low)

Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)

Tức S2 = PP – (High – Low)

Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:

Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – Giá thấp nhất phiên trước)

Tức R3 = High + 2 x (PP – Low)

Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)

Tức S3 = Low – 2 x (High – PP)

Có thể các bạn sẽ bị choáng ngợp bởi công thức tính của Pivot Point đúng không nào, tuy nhiên các bạn cũng đừng quá lo lắng. Vì hiện tại với sự phát triển của công nghệ thì hầu hết các phần mềm giao dịch đều có công cụ tính sẵn được Pivot cho các bạn, cụ thể là phần mềm MT4, và bạn chỉ cần kích hoạt và mọi con số sẽ được tính toán rồi lên biểu đồ cho bạn. Rất tiện lợi đúng không nào.

>>> Tham khảo: Introducing option Là Gì? Thế Nào Là IB Forex?

Hướng dẫn cài đặt Pivot trên phần mềm MT4

Việc cài đặt  Pivot trên biểu đồ phần mềm MT4 hết sức đơn giản, các bạn chỉ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Vào phần mềm MT4
  • Bước 2: Vào Insert
  • Bước 3: Chọn Indicators
  • Bước 4: Chọn Custom
  • Bước 5: Chọn Pivot

Như hình vẽ bên dưới:

Sau đó sẽ hiện ra cửa sổ gồm các phần như bên dưới:

Phần common: Cho phép công cụ được khởi chạy

Phần Colors: Phần này dùng để chỉnh màu sắc của công cụ

Phần cuối cùng Visualization: là phần cho phép Pivot được hiển thị trên các khung thời gian ưa thích giao dịch của các bạn.

Và cuối cùng nhấn “OK”, kết quả sẽ hiện ra là:

Quá đơn giản và dễ thực hiện đúng không nào, chúc các bạn thực hiện thành công nhé.

>>> Lưu ý: Các chiến thuật trading bằng Ichimoku – Giá cắt Kijun sen

Kiến thức forex
0
FacebookTwitterPinterestEmail
Bài trước
Phân Tích Cơ Bản Trong Giao Dịch Forex
Bài sau
Cách Giao Dịch Theo Pivot Point Hiệu Quả

Bài viết liên quan

Nến Heiken Ashi Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Tại Sao Các Mức Hỗ Trợ Và Kháng...

10/03/2020

Hướng Dẫn Sử Dụng TradingView Chi Tiết Nhất...

10/03/2020

cTrader Là Gì? Các Ưu Điểm Của cTrader

10/03/2020

Chỉ Báo PSAR Là Gì? Hướng Dẫn Sử...

10/03/2020

Chỉ Báo RSI Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Chỉ Báo Stochastic Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Đơn Giản Hóa Cách Giao Dịch Với Bollinger...

10/03/2020

Pullback Là Gì? Cách Sử Dụng Trading Pullback

10/03/2020

Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Là Gì?...

10/03/2020

Bài viết nổi bật

  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản ICMarkets mới nhất

  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn IQ Option mới nhất

  • Top 7 sàn Forex uy tín ở Việt Nam 2020

  • Tiền Ảo – Cryptocurrency Là Gì? Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Nắm Vững

  • Bài 5 : Các chiến thuật trading bằng Ichimoku – Giá cắt Kijun sen

  • Bài 4 : Các chiến thuật trading bằng Ichimoku – Tenkan / Kijun cắt nhau

  • Đừng mải cố gắng dự báo giá tương lai – điều không ai biết trước, mà quên đi thực tại của thị trường

Mạng xã hội

Facebook Youtube
  • Facebook
  • Youtube

@2020 TuHocForex. All Right Reserved.

sponsored