YTB.sh
  • Trang chủ
  • Kiến thức forex
    • MetaTrader 4
    • Thông tin
    • Lớp học Price Action
    • Lớp học Ichimoku
    • Lớp học Giao dịch theo xu hướng
  • Kiến Thức Bo
    • IQ Option
  • Kinh nghiệm
  • Brokers
  • Liên hệ
YTB.sh
  • Trang chủ
  • Kiến thức forex
    • MetaTrader 4
    • Thông tin
    • Lớp học Price Action
    • Lớp học Ichimoku
    • Lớp học Giao dịch theo xu hướng
  • Kiến Thức Bo
    • IQ Option
  • Kinh nghiệm
  • Brokers
  • Liên hệ
Kiến thức forex

Chỉ Báo ATR Là Gì? Cách Sử Dụng Average True Range Hiệu Quả Nhất

bởi admin 08/03/2020
08/03/2020

ATR có lẽ là chỉ báo thú vị nhất trong số các chỉ báo được cung cấp trong giao dịch forex. Dù được gọi là Chỉ Báo nhưng ATR lại không được dùng để dự báo xu hướng tăng giảm của giá, thay vào đó, chúng được dùng để đo lường mức biến động trong chuyển động giá. Chính vì thế, ATR luôn được sử dụng như 1 công cụ để thiết lập các mức chốt lời take profit hay cắt lỗ stop loss nhiều hơn là để tìm điểm entry nhằm thiết lập 1 lệnh buy hay sell theo xu thế của thị trường. 

Chỉ báo ATR (Average True Range) là gì?

ATR (Average True Range) hay Khoảng dao động thực tế trung bình, do Welles Wilder giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng của ông có tên “New Concepts in Technical Trading Systems”, vào năm 1978,  là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được xem như một công cụ đo lường độ biến động giá gây ra bởi các khoảng trống giá (Gap) hay các biến động giới hạn. Ban đầu, ATR phát triển nhằm sử dụng trong thị trường hàng hóa, nhưng sau đó đã được áp dụng cho tất cả các loại chứng khoán và forex. 

>>> Xem ngay: Những lỗi giao dịch forex nguy hiểm cần tránh

Ý nghĩa của ATR 

Thời điểm mà Wilder giới thiệu ATR là năm 1978, đây cũng là lúc thị trường giao dịch có rất nhiều biến động và thường tạo ra các khoảng trống giá trên biểu đồ. Chính vì thế, Wilder đã nghiên cứu 1 chỉ báo với mục đích làm sao có thể phản ánh chính xác dao động của mức giá hàng hóa, giải thích cho những khoảng chênh lệch trong các mức giá cả hàng hóa xuất hiện.

Hiểu 1 cách đơn giản, một cổ phiếu có mức độ biến động cao sẽ có ATR cao hơn và một cổ phiếu có mức biến động thấp sẽ có ATR thấp hơn. Chính vì thế khi giá có xu hướng đảo ngược, nhưng ATR lại tăng cao sẽ cho trader thấy 1 sức mạnh đằng sau động thái đó. 

Như có nói, ATR không dùng để xác định xu hướng giá, nên ATR được dùng chủ yếu để chỉ ra áp lực bán hoặc áp lực mua. Khi ATR quá cao thường là kết quả của sự tăng hoặc giảm mạnh và không có khả năng duy trì trong thời gian dài. Nếu giá trị của ATR thấp thể hiện giá đang rất “phẳng lặng” và “êm đềm” mà chúng ta hay tìm thấy khi thị trường sideway. Nếu việc này diễn ra trong thời gian dài có thể thấy giá cũng đang trong xu hướng tích lũy (consolidation) có thể sẽ xu thế đảo chiều chuẩn bị diễn ra.

ATR rất thích hợp để tìm vùng vào lệnh (entry triggers) hoặc thoát lệnh vì chúng báo hiệu cho trader thấy những thay đổi trong biến động giá, đặc biệt tại các vùng giá chuyển động mạnh hoặc tại khu vực tích lũy.

>>> Có thể bạn chưa biết: Vượt qua nỗi sợ trong giao dịch ngoại hối

Cách cài đặt chỉ báo ATR trong phần mềm MT4

Để cài đặt đầu tiên bạn tìm đến mục “Navigator” nằm bên tay trái, sau đó sẽ thấy 1 danh sách các chỉ báo, bạn tìm đến ATR, nhấn chuột 2 lần, sẽ hiện ra 1 cái bảng bạn nhấn ok 1 lần nữa trên cái bảng đó là xong. Để trực quan hơn, bạn có thể tham khảo hình bên dưới:

Cách sử dụng dụng chỉ báo ATR trong giao dịch forex

Sử dụng ATR kết hợp với Trailing Stop

ATR được sử dụng phổ biến nhất như là 1 công cụ xác định khoảng cách dừng lỗ vô cùng tuyệt vời. Về cơ bản khi ATR cao, nhà giao dịch sẽ cho rằng giá có thể biến động mạnh  hơn nữa. Lúc này, anh ta sẽ đặt lệnh dừng lỗ của mình ở xa hơn để tránh bị quét. Ngược lại, khi ATR xuống thấp, trader sẽ đặt điểm dừng lỗ thấp hơn vì giá cả biến động yếu hơn.  

Dừng lỗ theo Trailing stop là cách tốt nhất giúp bạn bảo toàn được số lãi của mình. Vì trailing stop luôn di chuyển cùng với giá nếu giá thuận chiều, ngược lại nếu giá đi ngược hướng thì Trailing Stopp sẽ được kích hoạt để bảo toàn lợi nhuận bạn thu về.

Điểm khó nhất của Trailing Stop chính là tính được số pip chính xác nhất, khi bạn muốn đặt 1 mức dừng lỗ. Tuy nhiên, ATR sẽ giúp bạn làm điều này cho bạn kết quả chính xác hơn, phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại. ATR sẽ giúp bạn tránh được việc đặt các điểm dừng lỗ ngắn khi thị trường biến động mạnh hay ngược lại tránh cho bạn đặt các điểm dừng lỗ quá xa trong các giai đoạn thị trường ít biến động.

Sử dụng ATR để tìm điểm chốt lời

Để tìm điểm chốt lời, hãy quan sát ATR. 

Nếu ATR nằm ở nửa trên trong giao dịch của bạn, bạn có thể đặt chốt lời gấp đôi so với thông thường. Mặt khác, nếu ATR nằm ở nửa dưới, thì bạn có thể chỉ muốn nhắm mục tiêu tiềm năng tối thiểu của mẫu. Ý tưởng tương tự cũng có hiệu lực nếu đường ATR đang có xu hướng tăng hoặc giảm đều đặn. Nếu bạn tham gia giao dịch trong đó ATR ở nửa dưới, nhưng đường có xu hướng tăng lên, bạn vẫn có thể xem xét tùy chọn mục tiêu kép trên biểu đồ.

Trong ví dụ trên, hãy để ý cặp EURUSD cùng chỉ báo ATR được đính kèm ở phía dưới. Mũi tên màu đỏ trên chỉ báo ATR cho thấy ATR đăng nằm nửa trên của giá thể hiện giá đang biến động cao. Những cụm nến được khoanh tròn trên biểu đồ bạn đã nhìn thấy những râu nến dài rồi chứ? Khi ATR nằm nửa trên của giá, sẽ biến động cao nếu bạn đặt trailing stop hay stop loss quá ngắn rất dễ gây tới việc bị quét cắt lỗ, không thể tối đa hóa lợi nhuận dành cho bạn.

Trái ngược với điều này, khi chỉ số ATR thấp, thị trường tương đối yên tĩnh vì nó đã bước vào thời kỳ biến động thấp. Khi độ biến động của ATR thấp, bạn có thể điều chỉnh các lệnh dừng lỗ chặt chẽ hơn. Đồng thời, take profit cũng nhỏ hơn, vì giá rất có thể sẽ không dịch chuyển hay biến động quá nhiều.

Chỉ báo ATR cũng có thể được sử dụng để dự đoán xu hướng trong tương lai. Nếu bạn nhận thấy rằng đường ATR đang có xu hướng tăng dần lên, thì bạn có thể dự đoán biến động khả năng vẫn cao. Và đối với ATR dốc xuống có thể thấy biến động giảm dần, bạn nên đề phòng sự chuyển đổi biến động từ thấp lên cao hoặc biến động từ cao xuống thấp để chuẩn bị một sự thay đổi trong điều kiện thị trường mới.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đánh giá sàn FBS chi tiết

Kiến thức forex
0
FacebookTwitterPinterestEmail
Bài trước
Đường EMA Là Gì? Đặc Điểm Của Đường EMA
Bài sau
Kiếm Lợi Nhuận Từ Forex Bằng Cách Nào? Nên Rút Về Hay Giữ Lại?

Bài viết liên quan

Nến Heiken Ashi Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Tại Sao Các Mức Hỗ Trợ Và Kháng...

10/03/2020

Hướng Dẫn Sử Dụng TradingView Chi Tiết Nhất...

10/03/2020

cTrader Là Gì? Các Ưu Điểm Của cTrader

10/03/2020

Chỉ Báo PSAR Là Gì? Hướng Dẫn Sử...

10/03/2020

Chỉ Báo RSI Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Chỉ Báo Stochastic Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Đơn Giản Hóa Cách Giao Dịch Với Bollinger...

10/03/2020

Pullback Là Gì? Cách Sử Dụng Trading Pullback

10/03/2020

Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Là Gì?...

10/03/2020

Bài viết nổi bật

  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản ICMarkets mới nhất

  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn IQ Option mới nhất

  • Top 7 sàn Forex uy tín ở Việt Nam 2020

  • Tiền Ảo – Cryptocurrency Là Gì? Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Nắm Vững

  • Bài 5 : Các chiến thuật trading bằng Ichimoku – Giá cắt Kijun sen

  • Bài 4 : Các chiến thuật trading bằng Ichimoku – Tenkan / Kijun cắt nhau

  • Đừng mải cố gắng dự báo giá tương lai – điều không ai biết trước, mà quên đi thực tại của thị trường

Mạng xã hội

Facebook Youtube
  • Facebook
  • Youtube

@2020 TuHocForex. All Right Reserved.

sponsored